Ở bài viết này chúng ta hãy cùng làm rõ các vấn đề liên quan đến ung thư, ung bướu có lây không, hiểu rõ ung thư lây nhiễm không và cuối bài viết sẽ có thông tin liên hệ Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Quang Thái, Trưởng khoa Ngoại bệnh viện K, nếu người bệnh cần tư vấn trực tiếp. (mỗi tuần bác sĩ sẽ dành riêng 2 tiếng để tư vấn Miễn phí vì Cộng đồng Ung bướu Việt Nam, link tham gia cộng đồng ở phía dưới bài viết)
Một người khỏe mạnh không thể bị “lây nhiễm” ung thư từ một bệnh nhân ung thư khác. Không có bằng chứng rằng các quan hệ gần gũi như quan hệ tình dục, hôn hít, đụng chạm, ăn chung, thở chung không khí có thể lây truyền ung thư từ một người này sang người khác.
- Các tế bào ung thư từ một bệnh nhân nào đó không thể sống sót trong cơ thể một người khỏe mạnh khác. Hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh sẽ nhận dạng ra các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng ngay.
- Đã xảy ra một số trường hợp trong đó tạng ghép hiến tặng từ một người mắc bệnh ung thư đã gây ra ung thư cho người nhận. Tuy nhiên một yếu tố quan trọng đã tạo điều kiện cho tình trạng này có thể xảy ra: Bệnh nhân nhận tạng ghép cần phải dùng một số thuốc ức chế miễn dịch giúp cơ thể họ không thải trừ mô ghép. Có thể đây là nguyên nhân chính khiến tạng hiến tặng từ một bệnh nhân ung thư, trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể gây ung thư cho bệnh nhân nhận tạng. Do đó, cần tầm soát kỹ lưỡng ung thư ở người bệnh hiến tạng để đề phòng sự cố này xảy ra.
- Ngay cả khi mang thai, ung thư cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Một số ung thư có thể lan rộng từ người mẹ đến nhau thai, nhưng hầu hết các loại ung thư đều không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, u hắc tố ác tính (malignant melanoma) có thể lan tỏa từ nhau sang thai nhi.
1. Mầm bệnh có thể lây lan
Dĩ nhiên, các mầm bệnh (chủ yếu là vi trùng và virus) có thể lây truyền từ người này sang người khác do quan hệ tình dục, sờ mó, ăn chung, hít thở không khí chung. Tuy nhiên mầm bệnh thường chỉ đem lại nguy cơ cho bệnh nhân ung thư, hơn là đối với người bình thường khoẻ mạnh. Điều này do bệnh nhân ung thư thường có hệ miễn dịch bị suy giảm đi, đặc biệt khi họ đang được hóa trị, và không còn khả năng chống đỡ tốt với nhiễm trùng.
2. Mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sinh ung thư
- Một số mầm bệnh có thể đóng vai trò trong sự hình thành của một số loại ung thư. Điều này dẫn đến quan niệm sai lầm của một số người là “ung thư có thể lây truyền”.
Một số type virus HPV (human papilloma virus) thường có liên quan đến ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy virus HPV còn có thể liên quan đến một số ung thư ở vùng miệng, hầu họng, và vùng đầu cổ. Tuy nhiên hút thuốc lá, uống rượu, và một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư này.
Virus Epstein-Barr (EBV) liên quan đến ung thư ở vùng mũi hầu, lymphôm dạ dày, lymphôm Hodgkin, và lymphôm Burkitt.
Virus Viêm Gan B (HBV) và virus Viêm Gan C (HCV) gây viêm gan mạn, làm gia tăng nguy cơ ung thư gan (carcinôm tế bào gan).
Virus herpes ở người (Human herpes virus) Type 8 (HHV-8), còn gọi là virus herpes sarcôm Kaposi (Kaposi sarcoma herpes virus= KSHV), liên quan đến một type ung thư gọi là sarcôm Kaposi. Đa phần bệnh nhân nhiễm HHV-8 không bị sarcôm Kaposi trừ phi họ bị đồng nhiễm với virus HIV, gây suy giảm miễn dịch và bệnh AIDS ở người. Một số ít người có thể bị sarcôm Kaposi khi họ dùng các thuốc gây suy giảm miễn dịch (như các thuốc chống thải ghép chẳng hạn)
Virus HTLV1 ở người (Human T-lymphotrophic virus-1 =HTLV1) có liên quan đến một số type bệnh bạch cầu thể lymphô và lymphôm không Hodgkin.
Ung thư cổ tử cung xâm lấn, sarcôm Kaposi, và một số lymphôm khác rất thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm virus HIV. Trong nhiều trường hợp ung thư liên quan đến HIV, các loại virus khác như HHV-8 hoặc HPV cũng góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của bệnh ung thư.
- Các loại virus này có thể lây lan từ người này sang người khác (thường là qua đường máu và quan hệ tình dục), tuy nhiên nhiễm virus thường không nhất thiết dẫn đến ung thư. Suy yếu hệ thống miễn dịch, nhiễm trùng khác, các yếu tố nguy cơ (như hút thuốc lá), và các vấn đề khác về sức khoẻ cũng khiến bệnh nhân dễ mắc ung thư hơn.
- Vi khuẩn và ký sinh trùng cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành ung thư. Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn thường gặp có liên quan đến một số ung thư ở dạ dày. Nhiễm H. pylori mạn tính làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ký sinh trùng tồn tại lâu ngày trong cơ thể có thể tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Ký sinh trùng có thể gây ung thư bàng quang, ung thư đường mật và một số loại ung thư khác.
3. Đa số ung thư đều không liên quan đến mầm bệnh và nhiễm trùng
- Đa số ung thư đều không do nguyên nhân nhiễm trùng. Ung thư phát triển từ các thay đổi đột biến trong chuỗi DNA, dấu ấn di truyền trong mỗi tế bào của người bệnh. Các thay đổi này có thể hình thành do di truyền hoặc do mắc phải về sau này. Một số đột biến có thể không do nguyên nhân cụ thể nào, trong khi số khác lại do ảnh hưởng của những yếu tố từ môi trường, như ánh nắng mặt trời và khói thuốc lá…
- Một số virus tác động trực tiếp, gây đột biến trên DNA và có thể hình thành ung thư. Những mầm bệnh khác lại thúc đẩy hình thành ung thư gián tiếp bằng cách gây viêm mạn tính hoặc gây suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.
4. Các nghiên cứu khoa học về nguyên nhân gây ung thư cho thấy không có lý do gì để xem ung thư là một bệnh lây nhiễm
- Nếu ung thư là một bệnh lây truyền thì chúng ta sẽ quan sát thấy được các vụ dịch về ung thư xảy ra như những dịch cúm chẳng hạn. Ung thư sẽ lan tràn giống các bệnh sởi, sốt bại liệt, hay bệnh cảm thông thường. Chúng ta sẽ quan sát thấy một tỷ lệ cao ung thư xảy ra trong gia đình, bè bạn của những bệnh nhân ung thư và trong đội ngũ nhân viên y tế, phản ánh sự phơi nhiễm với ung thư của họ. Trường hợp ở đây không như thế.
- Nếu ung thư xảy ra thường xuyên hơn ở một số gia đình thì không có nghĩa là các thành viên trong gia đình này đã lây lan cho nhau. Có thể có những nguyên nhân khác sau đây:
Các thành viên trong gia đình có chung những genes giống nhau.
Các thành viên trong gia đình có chung lối sống có hại cho sức khỏe (chế độ ăn, thuốc lá).
Các thành viên trong gia đình có thể cùng bị phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư.
- Để chứng minh là ung thư có thể lây lan, một số người chỉ ra rằng có những "cụm" bệnh nhân ung thư. Giữa họ đã từng có những tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau. Nhưng các nhà khoa học đã nhận thấy rằng các “cụm” này hầu như không bao giờ phản ánh cho một tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn so với các khảo sát ngẫu nhiên trong dân số chung.
- Cũng không thể đoan chắc rằng các yếu tố môi trường, xã hội như chế độ ăn và lối sống lại không liên quan khi nghiên cứu nguyên nhân của các cụm bệnh nhân ung thư. Trong đa số các trường hợp, thời gian từ khi phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư đến lúc bệnh xảy ra cũng không rõ ràng.
Ngoài ra, do cách thức ung thư hình thành và phát triển trong cơ thể, có thể nói một cách chắc chắn rằng ung thư không thể lây truyền từ người này sang người khác.
5. Bệnh nhân ung thư cần được sống trong vòng tay yêu thương của những người thân
Ngay cả đến ngày hôm nay, đôi khi gia đình, bè bạn, và các đồng nghiệp của bệnh nhân ung thư cũng xa lánh họ khi biết họ bị bệnh, chia sẻ từ các khoa điều trị ung bướu và các
bác sĩ ung thư Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành. Do đó bệnh nhân ung thư thường nói rằng họ cảm thấy cô đơn và bị xa lánh. Chúng ta không cần phải tự cách ly mình với bệnh nhân ung thư, lý do đơn giản là bạn không thể bị “lây” bệnh từ họ. Vậy đừng nên lo ngại khi đến thăm viếng một người bệnh ung thư. Họ rất cần đến sự hiện diện và hỗ trợ của bạn.