Bệnh Ung thư có lây nhiễm không? - Bacsiungthu.net

06/04/2023 16:11

Bacsiungthu.net - Ung thư có lây không? Ngay cả đến ngày hôm nay, đôi khi gia đình, bè bạn, và các đồng nghiệp của bệnh nhân ung thư cũng xa lánh họ khi biết họ bị bệnh. Do đó bệnh nhân ung thư thường nói rằng họ cảm thấy cô đơn và bị xa lánh.

Bệnh Ung thư có lây nhiễm không?-Bacsiungthu.net

Bệnh Ung thư có lây nhiễm không?



Ung thư có lây không? Ngay cả đến ngày hôm nay, đôi khi gia đình, bè bạn, và các đồng nghiệp của bệnh nhân ung thư cũng xa lánh họ khi biết họ bị bệnh. Do đó bệnh nhân ung thư thường nói rằng họ cảm thấy cô đơn và bị xa lánh. Theo các bác sĩ ung bướu giỏi trên khắp cả nước, Chúng ta không cần phải tự cách ly mình với bệnh nhân ung thư, lý do đơn giản là bạn không thể bị “lây” bệnh từ họ. 
Ở bài viết này chúng ta hãy cùng làm rõ các vấn đề liên quan đến ung thư, ung bướu có lây không, hiểu rõ ung thư lây nhiễm không và cuối bài viết sẽ có thông tin liên hệ Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Quang Thái, Trưởng khoa Ngoại bệnh viện K, nếu người bệnh cần tư vấn trực tiếp. (mỗi tuần bác sĩ sẽ dành riêng 2 tiếng để tư vấn Miễn phí vì Cộng đồng Ung bướu Việt Nam, link tham gia cộng đồng ở phía dưới bài viết)

Một người khỏe mạnh không thể bị “lây nhiễm” ung thư từ một bệnh nhân ung thư khác. Không có bằng chứng rằng các quan hệ gần gũi như quan hệ tình dục, hôn hít, đụng chạm, ăn chung, thở chung không khí có thể lây truyền ung thư từ một người này sang người khác. 

- Các tế bào ung thư từ một bệnh nhân nào đó không thể sống sót trong cơ thể một người khỏe mạnh khác. Hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh sẽ nhận dạng ra các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng ngay.

- Đã xảy ra một số trường hợp trong đó tạng ghép hiến tặng từ một người mắc bệnh ung thư đã gây ra ung thư cho người nhận. Tuy nhiên một yếu tố quan trọng đã tạo điều kiện cho tình trạng này có thể xảy ra: Bệnh nhân nhận tạng ghép cần phải dùng một số thuốc ức chế miễn dịch giúp cơ thể họ không thải trừ mô ghép. Có thể đây là nguyên nhân chính khiến tạng hiến tặng từ một bệnh nhân ung thư, trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể gây ung thư cho bệnh nhân nhận tạng. Do đó, cần tầm soát kỹ lưỡng ung thư ở người bệnh hiến tạng để đề phòng sự cố này xảy ra.

- Ngay cả khi mang thai, ung thư cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Một số ung thư có thể lan rộng từ người mẹ đến nhau thai, nhưng hầu hết các loại ung thư đều không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, u hắc tố ác tính (malignant melanoma) có thể lan tỏa từ nhau sang thai nhi.  

1. Mầm bệnh có thể lây lan

Dĩ nhiên, các mầm bệnh (chủ yếu là vi trùng và virus) có thể lây truyền từ người này sang người khác do quan hệ tình dục, sờ mó, ăn chung, hít thở không khí chung. Tuy nhiên mầm bệnh thường chỉ đem lại nguy cơ cho bệnh nhân ung thư, hơn là đối với người bình thường khoẻ mạnh. Điều này do bệnh nhân ung thư thường có hệ miễn dịch bị suy giảm đi, đặc biệt khi họ đang được hóa trị, và không còn khả năng chống đỡ tốt với nhiễm trùng.

2. Mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sinh ung thư

- Một số mầm bệnh có thể đóng vai trò trong sự hình thành của một số loại ung thư. Điều này dẫn đến quan niệm sai lầm của một số người là “ung thư có thể lây truyền”.

- Các Bác sĩ điều trị ung thư giỏi, đầu ngành cho biết rằng một số loại ung thư thường gặp ở những người nhiễm một số virus nào đó. Ví dụ:

Một số type virus HPV (human papilloma virus) thường có liên quan đến ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy virus HPV còn có thể liên quan đến một số ung thư ở vùng miệng, hầu họng, và vùng đầu cổ. Tuy nhiên hút thuốc lá, uống rượu, và một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư này.
Virus Epstein-Barr (EBV) liên quan đến ung thư ở vùng mũi hầu,  lymphôm dạ dày, lymphôm Hodgkin, và lymphôm Burkitt.
Virus Viêm Gan B (HBV) và virus Viêm Gan C (HCV) gây viêm gan mạn, làm gia tăng nguy cơ ung thư gan (carcinôm tế bào gan).
Virus herpes ở người (Human herpes virus) Type 8 (HHV-8), còn gọi là virus herpes sarcôm Kaposi (Kaposi sarcoma herpes virus= KSHV), liên quan đến một type ung thư gọi là sarcôm Kaposi. Đa phần bệnh nhân nhiễm HHV-8  không bị sarcôm Kaposi trừ phi họ bị đồng nhiễm với virus HIV, gây suy giảm miễn dịch và bệnh AIDS ở người. Một số ít người có thể bị sarcôm Kaposi khi họ dùng các thuốc gây suy giảm miễn dịch (như các thuốc chống thải ghép chẳng hạn)
Virus HTLV1 ở người (Human T-lymphotrophic virus-1 =HTLV1) có liên quan đến một số type bệnh bạch cầu thể lymphô và lymphôm không Hodgkin.
Ung thư cổ tử cung xâm lấn, sarcôm Kaposi, và một số lymphôm khác rất thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm virus HIV. Trong nhiều trường hợp ung thư liên quan đến HIV, các loại virus khác như  HHV-8 hoặc HPV cũng góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của bệnh ung thư.

- Các loại virus này có thể lây lan từ người này sang người khác (thường là qua đường máu và quan hệ tình dục), tuy nhiên nhiễm virus thường không nhất thiết dẫn đến ung thư. Suy yếu hệ thống miễn dịch, nhiễm trùng khác, các yếu tố nguy cơ (như hút thuốc lá), và các vấn đề khác về sức khoẻ cũng khiến bệnh nhân dễ mắc ung thư hơn.

- Vi khuẩn và ký sinh trùng cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành ung thư. Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn thường gặp có liên quan đến một số ung thư ở dạ dày. Nhiễm H. pylori mạn tính làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ký sinh trùng tồn tại lâu ngày trong cơ thể có thể tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Ký sinh trùng có thể gây ung thư bàng quang, ung thư  đường mật và một số loại ung thư khác.

3. Đa số ung thư đều không liên quan đến mầm bệnh và nhiễm trùng

- Đa số ung thư đều không do nguyên nhân nhiễm trùng. Ung thư phát triển từ các thay đổi đột biến trong chuỗi DNA, dấu ấn di truyền trong mỗi tế bào của người bệnh. Các thay đổi này có thể hình thành do di truyền hoặc do mắc phải về sau này. Một số đột biến có thể không do nguyên nhân cụ thể nào, trong khi số khác lại do ảnh hưởng của những yếu tố từ môi trường, như ánh nắng mặt trời và khói thuốc lá…

- Một số virus tác động trực tiếp, gây đột biến trên DNA và có thể hình thành ung thư. Những mầm bệnh khác lại thúc đẩy hình thành ung thư gián tiếp bằng cách gây viêm mạn tính hoặc gây suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.

4. Các nghiên cứu khoa học về nguyên nhân gây ung thư cho thấy không có lý do gì để xem ung thư là một bệnh lây nhiễm

- Nếu ung thư là một bệnh lây truyền thì chúng ta sẽ quan sát thấy được các vụ dịch về ung thư xảy ra như những dịch cúm chẳng hạn. Ung thư sẽ lan tràn giống các bệnh sởi, sốt bại liệt, hay bệnh cảm thông thường. Chúng ta sẽ quan sát thấy một tỷ lệ cao ung thư xảy ra trong gia đình, bè bạn của những bệnh nhân ung thư và trong đội ngũ nhân viên y tế, phản ánh sự phơi nhiễm với ung thư của họ. Trường hợp ở đây không như thế.

- Nếu ung thư xảy ra thường xuyên hơn ở một số gia đình thì không có nghĩa là các thành viên trong gia đình này đã lây lan cho nhau. Có thể có những nguyên nhân khác sau đây:

Các thành viên trong gia đình có chung những genes giống nhau.
Các thành viên trong gia đình có chung lối sống có hại cho sức khỏe (chế độ ăn, thuốc lá).
Các thành viên trong gia đình có thể cùng bị phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư.
- Để chứng minh là ung thư có thể lây lan, một số người chỉ ra rằng có những "cụm" bệnh nhân ung thư. Giữa họ đã từng có những tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau. Nhưng các nhà khoa học đã nhận thấy rằng các “cụm” này hầu như không bao giờ phản ánh cho một tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn so với các khảo sát ngẫu nhiên trong dân số chung.

- Cũng không thể đoan chắc rằng các yếu tố môi trường, xã hội như chế độ ăn và lối sống lại không liên quan khi nghiên cứu nguyên nhân của các cụm bệnh nhân ung thư. Trong đa số các trường hợp, thời gian từ khi phơi nhiễm với các tác nhân gây ung thư đến lúc bệnh xảy ra cũng không rõ ràng.

Ngoài ra, do cách thức ung thư hình thành và phát triển trong cơ thể, có thể nói một cách chắc chắn rằng ung thư không thể lây truyền từ người này sang người khác.

5. Bệnh nhân ung thư cần được sống trong vòng tay yêu thương của những người thân

Ngay cả đến ngày hôm nay, đôi khi gia đình, bè bạn, và các đồng nghiệp của bệnh nhân ung thư cũng xa lánh họ khi biết họ bị bệnh, chia sẻ từ các khoa điều trị ung bướu và các bác sĩ ung thư Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh thành. Do đó bệnh nhân ung thư thường nói rằng họ cảm thấy cô đơn và bị xa lánh. Chúng ta không cần phải tự cách ly mình với bệnh nhân ung thư, lý do đơn giản là bạn không thể bị “lây” bệnh từ họ. Vậy đừng nên lo ngại khi đến thăm viếng một người bệnh ung thư. Họ rất cần đến sự hiện diện và hỗ trợ của bạn.

------------------------------------------
Bài viết “Bệnh Ung thư có lây nhiễm không?” được tham vấn từ Trưởng ban cố vấn y khoa Bacsiungthu.net – Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện K, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Thái.
- Tham gia Cộng đồng Tư vấn, Điều trị Ung bướu trên FACEBOOK để đặt câu hỏi và được tư vấn online trực tiếp từ bác sĩ Thái (không giới hạn): https://www.facebook.com/groups/446012154410930
- Hoặc đặt Lịch trên website để nhận tư vấn qua ĐIỆN THOẠI Miễn Phí - trực tiếp từ bác sĩ Thái (giới hạn 10 cuộc ĐT/tuần), truy cập đường link sau và đăng ký chờ xếp lịch ngay: https://bacsiungthu.net/lien-he

Bài viết bằng tiếng Anh từ Bacsiungthu.net :

A healthy person cannot "catch" cancer from another cancer patient. There is no evidence that close contact such as sex, kissing, touching, sharing food, or breathing the same air can transmit cancer from one person to another.

Cancer cells from one patient cannot survive in another healthy person. The immune system of a healthy person will recognize the cancer cells and destroy them immediately.

- There have been several cases in which a donated organ from a person with cancer has caused cancer in the recipient. However, one important factor makes this possible: The transplant recipient needs to take certain immunosuppressive drugs that keep their body from rejecting the transplant. It is possible that this is the main reason why a donated organ from a cancer patient can, in rare cases, cause cancer in the recipient. Therefore, it is necessary to carefully screen cancer patients in organ donors to prevent this incident from happening.

Even during pregnancy, cancer does not directly affect the fetus. Some cancers can spread from the mother to the placenta, but most cancers do not directly affect the unborn baby. In very rare cases, malignant melanoma can spread from the placenta to the fetus.

1. Germs can spread

Of course, pathogens (mainly germs and viruses) can be transmitted from person to person through sexual contact, touching, sharing food, breathing the same air. However, pathogens often pose a risk only to cancer patients, rather than to otherwise healthy individuals. This is because cancer patients often have weakened immune systems, especially when they are receiving chemotherapy, and are no longer able to fight off infections well.

2. Pathogens can influence cancer risk

Certain pathogens may play a role in the formation of certain types of cancer. This leads to some people's misconception that cancer is "transmissible".

We already know that certain types of cancer are common in people infected with certain viruses. For example:

Certain types of human papillomavirus (HPV) are commonly associated with cancers of the cervix, vagina, vulva, penis, and anus. Recent studies have also shown that the HPV virus may also be associated with certain cancers of the mouth, pharynx, and head and neck area. However, smoking, drinking, and other factors can also increase the risk of these cancers.
Epstein-Barr virus (EBV) is associated with cancers of the nasopharyngeal region, gastric lymphoma, Hodgkin's lymphoma, and Burkitt's lymphoma.
Hepatitis B virus (HBV) and Hepatitis C virus (HCV) cause chronic hepatitis, which increases the risk of liver cancer (hepatocellular carcinoma).
Human herpes virus Type 8 (HHV-8), also known as Kaposi herpes sarcoma virus (KSHV), is associated with a type of cancer called Kaposi's sarcoma. Most patients infected with HHV-8 do not develop Kaposi's sarcoma unless they are coinfected with the HIV virus, which causes human immunodeficiency and AIDS. A small number of people may develop Kaposi's sarcoma when they take immunosuppressive drugs (such as anti-rejection drugs).
The human HTLV1 virus (Human T-lymphotrophic virus-1 = HTLV1) is associated with several types of lymphoblastic leukemia and non-Hodgkin's lymphoma.
Invasive cervical cancer, Kaposi's sarcoma, and several other lymphomas are very common in HIV-infected patients. In many cases of HIV-related cancers, other viruses such as HHV-8 or HPV also play an important role in the growth and development of the cancer.

These viruses can be spread from person to person (usually through blood and sexual contact), but viral infections do not usually lead to cancer. Weakened immune system, other infections, risk factors (such as smoking), and other health problems also make patients more susceptible to cancer.

Bacteria and parasites can also facilitate the formation of cancer. Helicobacter pylori is a common bacteria that has been linked to some stomach cancers. Chronic H. pylori infection damages the stomach lining and increases the risk of stomach cancer.

Long-term parasites in the body can increase the risk of certain types of cancer. Parasites can cause bladder cancer, cholangiocarcinoma, and some other cancers.

3. Most cancers are unrelated to pathogens and infections

Most cancers are not caused by infection. Cancer develops from mutated changes in the DNA sequence, the genetic marker in each of the patient's cells. These changes can be inherited or acquired later in life. Some mutations may have no specific cause, while others are caused by environmental factors, such as sunlight and cigarette smoke.

- Some viruses act directly, causing mutations in DNA and can form cancer. Other pathogens promote cancer indirectly by causing chronic inflammation or weakening the body's immune system.

4. Scientific studies of the causes of cancer show no reason to consider cancer an infectious disease.

- If cancer were a contagious disease, we would see epidemics of cancer occurring like flu epidemics. Cancer will spread like measles, polio, or the common cold. We will observe a high incidence of cancer occurring in the families and friends of cancer patients and in healthcare workers, reflecting their exposure to cancer. This is not the case here.

- If cancer occurs more often in some families, it does not mean that members of this family have spread it to each other. There may be other possible causes:

Family members share the same genes.
Family members share unhealthy lifestyles (diet, smoking).
Family members may be exposed to carcinogens.
To prove that cancer can spread, some people point out that there are "clusters" of cancer patients. There has been direct or indirect contact between them. But scientists have found that these "clusters" almost never reflect a higher incidence of cancer than in random surveys of the general population.

- Nor can it be guaranteed that social and environmental factors such as diet and lifestyle are not relevant when studying the causes of cancer clusters. In most cases, the time between exposure to carcinogens and disease onset is not clear.

In addition, because of the way cancer forms and grows in the body, it can be said with certainty that cancer cannot be transmitted from one person to another.

5. Cancer patients need to live in the loving arms of their loved ones

Even today, sometimes the family, friends, and colleagues of cancer patients distance themselves from them when they learn they have the disease. As a result, cancer patients often say they feel lonely and alienated. We don't need to isolate ourselves from cancer patients, for the simple reason that you can't "catch" the disease from them. So don't be afraid to visit someone with cancer. They desperately need your presence and support.

------------------------------------------
The article “Is cancer contagious?” was consulted by the Head of Medical Advisory Board Bacsiungthu.net – Head of Surgery Department of K Hospital, Dr., Doctor Nguyen Quang Thai.
- Join the Community of Oncology Consultation and Treatment on FACEBOOK to ask questions and get online advice directly from Thai doctors (unlimited): https://www.facebook.com/groups/446012154410930
- Or book a Schedule on the website to receive a FREE PHONE - directly from a Thai doctor (limited to 10 phone calls/week), visit the following link and register for an appointment right away: https://bacsiungthu .net/lien-he

Tin tức liên quan